Chiến ký Gedo (ゲド戦記) | |
---|---|
Thông tin phim | |
Đạo diễn | Miyazaki Gorō |
Sản xuất |
|
Nguyên tác | Bộ tiểu thuyết Earthsea thực hiện bởi Ursula K. Le Guin |
Kịch bản |
|
Âm nhạc | Terashima Tamiya |
Hãng phim | Studio Ghibli |
Công chiếu | 29/07/2006 |
Thời lượng | 115 phút |
Ngôn ngữ | tiếng Nhật |
Kinh phí | $22.000.000 |
Doanh thu phòng vé | $68.673.565 |
Vài dòng về nhan đề phim:
Tên gốc trong tiếng Nhật của phim là ゲド 戦記 (Gedo Senki), dịch thoát ý ra thì là Chiến ký Gedo. Song ở các bản dịch Việt ngữ khác nhau lại là những cái tên không thống nhất như Truyền thuyết về rồng, trong khi bộ phim không đả động gì về sự ra đời hay phát triển của loài này. Có bản dịch từ tiếng Anh Tales from Earthsea là Huyền thoại đất liền và đại dương. Nhưng cũng từ tên Anh này, lại có người dịch là Chuyện xứ Hải Địa, khi là Chuyện xứ Địa Hải.
Quả là một phim nhiều cách gọi!
I. Link xem và tải phim:
1. Xem phim:
Hãng phim hoạt hình Ghibli(Phim số 15 mục VI)
2. Tải phim:
II. Nhạc phim:
1. Bản mp3:
2. Therru's song(Vietsub):
III. Cảm nhận-Bình luận phim:
KHI CON NGƯỜI CHẠY TRỐN CUỘC ĐỜI
(Trích từ loạt bài Góc nhìn thời đại của trang Hãng phim hoạt hình Ghibli)
Xã hội càng phát triển, con người chúng ta càng phải đối mặt với nhiều lo toan phiền muộn và áp lực. Để giải quyết chúng, có những người đã đứng lên đập tan những lo âu, giải quyết các vấn đề một cánh đúng đắn. Nhưng cũng có những người lại tìm cách chạy trốn cuộc đời, thậm chí là đi tới cái chết...
Trước thực tế đáng buồn đó, Miyazaki Gorō đã làm nên tác phẩm "Chiến ký xứ Ged" để lên án những hành động dại dột đó, cảnh tỉnh và mong muốn con người hãy biết trân trọng cuộc sống này hơn.
Arren-Hoàng tử một vương quốc, đứng trước cái bóng vĩ đại của vua cha nên phải chịu rất nhiều áp lực của một người nối ngôi. Nhưng thay vì cố gắng trở thành một vị vua tốt, dù có thua kém cha mình, cậu đã đâm vua cha, lấy đi thanh gươm báu và bỏ trốn.
Vị hoàng tử, cũng mang trong mình nỗi sợ hãi và sự hèn nhát như mỗi chúng ta, sau khi tạo ra một tội ác ghê tởm, đã bỏ chạy, chạy và chạy. Nhưng cõi lòng day dứt, tiến thoái lưỡng nan, ta đã nghĩ đến cái chết, giống như Arren phó mặc thân xác mình cho bầy chó sói man dại.
Mặc dù được cứu sống và có bạn đồng hành, nhưng chúng ta vẫn tiếp tục cuộc trốn chạy ngập tràn nỗi sợ hãi. Ta sợ một cơn gió mát, sợ một vì tinh tú xa xăm... Nỗi sợ đã suýt đưa Arren đến quyết định sai lầm nếu không có Sparrowhawk.
Rồi Hoàng tử trẻ mắc vào cuộc chiến nho nhỏ để giải cứu một thiếu nữ chút nữa bị bắt làm nô lệ. Nhưng thay vì tỏ ra hào hiệp, cậu lại cho thấy một bộ mặt bất cần đời. Khi bị tóm đi, cậu cũng phó mặc thân mình cho đám buôn nô lệ.
Sau đó, cậu lại tiếp tục chạy trốn khỏi chính bản ngã-cái bóng của chính mình...
Nếu Arren tiếp tục cuộc chạy trốn thì vị Thượng đẳng pháp sư cố kéo cậu ra bằng cách cứu giúp và cho cậu tiếp xúc với những mọi người. Cũng từ đây, ta thấy một điểm giống trong cái nhìn của cha con Miyazaki. Đó là trong cuộc sống, bên cạnh mặt trái thì luôn luôn tồn tại những mặt tích cực.
Đối lập với Hoàng tử là những con người yêu cuộc sống đến thiết tha. Đó là Therru, một cô bé rồng đã từng bị thiêu sống, đại diện cho bên chính diện. Đó cũng là Cob, một Pháp sư có tài, yêu cuộc sống mãnh liệt và muốn bất tử nhưng lại ở phía phản diện. Dù trong hoàn cảnh nào, hai nhân vật đều khao khát sống, một khát khao cháy bỏng(và họ đã cháy thật...).
Trải qua cuộc hành trình, gặp gỡ và chiến đấu, tiếp xúc với đủ mọi hạng người, nhất là khi trái tim đã rung lên những nhịp điệu yêu thương, Arren đã biết trân trọng cuộc sống hơn. Vị hoàng tử đã chấp nhận trở về vương quốc, đối mặt tội lỗi mà mình đã gây ra.
Có lẽ bộ phim muốn gửi một thông điệp cơ bản: Cuộc sống là một món quà vô giá mà tạo hóa đã tặng cho mỗi sinh linh. Đến cái cây, con cừu còn biết quý trọng món quà ấy. Thế nhưng, con người nhiều khi lại từ chối nó. Hãy tỉnh giấc đi, loài người, và sống cho thật tốt!
[Francèste]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét